Ruồi Trâu

Chương 9



– Kê-ti, bà Bô-la có nhà không ?

– Dạ thưa ông có, bà con đang mặc áo, mời ông vào phòng khách, bà con xuống bây giờ.

Kê-ti đón khách với thái độ thân tình niềm nở đặt biệt của các cô gái vùng Đi-vô-sơ. Mac-ti-ni là một trong những người được Kê-ti đặc biệt quý mến. Mác-ti-ni nói tiếng Anh lẽ dĩ nhiên là như người ở nước ngoài nói tiếng Anh, nhưng nói rất giỏi – khác với mọi người khách, ông không bao giờ ngồi tới một giờ đêm, bàn chính trị oang oang, chẳng kể gì đến sự mệt nhọc của bà chủ. Hơn thế nữa, trong khi bà Bô-la đương gặp lúc đau khổ nhất là con chết, chồng hấp hối thì Mac-ti-ni đã tới Đi-vôn-sơ để giúp đỡ bà . Từ đó trở đi con người cao lớn, vụng về và ít nói đó đối với Kê-ti đã trở thành “người nhà” giống như con Pát – con mèo đen lười biếng đang nằm phục trên lòng ông ta. Còn con Pát thì cũng xem Mac-ti-ni như một thứ đồ đạc gì đó rất có ích trong nhà này. Ông khách này không bao giờ dẫm vào đuôi nó, không thở khói thuốc vào mắt nó và nói chung là một giống vật đi hai chân rất dễ dãi. Ông cư xử đúng như một con người : ông cho phép nó tự do nằm rù rù trên lòng ông; khi ngồi vào bàn ăn, ông luôn nhớ rằng mèo không chỉ thích ngồi nhìn người ta ăn cá. Tình bạn giữa mèo và ông đã có từ lâu. Khi Pát còn là mèo con, thì Mac-ti-ni đã chăm sóc nó, bỏ nó vào giỏ mang từ Anh sang Ý vì lúc đó bà chủ đang ốm không thể chăm nom nó được. Và từ đó trở đi, Pát đã có nhiều dịp để thấy rằng con gấu người vụng về ấy là một người bạn chí tình của nó.

Giê-ma bước vào phòng vừa nói :

– Cả mèo lẫn người cùng ngồi ấm cúng gớm nhỉ ! Dễ thường định ngồi như thế suốt buổi chiều đấy chắc ?

Mac-ti-ni nâng niu mèo ra khỏi lòng. Ông nói :

– Tôi đến sớm xin một cốc nước trà trước khi lên đường. Chỗ Grát-xi-ni hôm nay chắc đông người và ăn kém lắm. Những nhà kiểu cách như thế thường cho ăn uống chẳng ra làm sao.

Giê-ma bật phì cười :

– Úi chà ! Miệng anh cũng ác chẳng kém gì Ga-li. Rõ khổ, bao nhiêu tội vạ đổ lên đầu Grát-xi-ni chưa đủ hay sao mà còn bắt ông ta chịu tội thay cho bà vợ kém đảm đang nữa ! Trà có ngay bây giờ. Kê-ti đặc biệt làm cho anh một ít bánh ga-tô Đi-vôn-so đấy.

– Cô Kê-ti hẳn là tốt rồi, phải không Pát nhỉ ? Với lại, cả Giê-ma cũng tốt nữa, Giê-ma ạ ! Giê-ma đã mặc chiếc áo đẹp mà tôi thích. Thế mà tôi cứ lo Giê-ma quên mất đấy !

– Chiều nực thế này mặc nó hơi nóng, nhưng đã hứa với anh rồi thì phải mặc.

Chả sao đâu, đến Phê-dô-lê sẽ mát hơn nhiều. Giê-ma mặc thứ vải casơmia trắng ấy đẹp lắm. Tôi mang mấy bông hoa đến cho hợp với bộ quần áo đấy.

– Thích quá ! Những bông hồng tuyệt đẹp ! Nhưng để cắm lọ thì tốt hơn. Tôi không thích cài hoa vào áo đâu.

– Lại mê tín rồi !

– Không phải thế đâu. Tôi chỉ sợ mình vô duyên thế này mà cài hoa vào thì chỉ làm cho hoa buồn uổng công suốt tối nay thôi.

– Tôi cũng lo tất cả chúng ta đều buồn uổng suốt cả tối nay, và e rằng những câu chuyện tối nay thế nào cũng sẽ vô duyên không chịu nổi.

– Sao thế ?

– Một phần là bởi hễ Grát-xi-ni mó tới đâu là vô duyên tới đấy, vô duyên như bản thân hắn vậy.

– Chớ nên ghét bỏ người ta như thế ! Đến thăm người ta lại nói xấu người ta như thế mà không biết thẹn à !

– Thưa bà chị, bà chị nói bao giờ cũng đúng. Vậy nói thế này nhé : vô duyên là vì đa số những người nói chuyện thú vị chiều nay lại không đến được.

– Tại sao ?

– Người thì đi vắng, người thì ốm, người thì bận gì đó tôi không rõ nữ. Chắc chỉ còn hai ba vị sứ thần, vài học giả Đức, mấy vương tước Nga là đám người đủ màu sắc ta thường thấy. Ngoài ra còn một hai người trong giới văn học và vài văn võ quan người Pháp. Theo chỗ tôi biết thì chẳng còn ai nữa ngoài một nhà văn châm biếm mới tới. Có lẽ ông ta sẽ đóng vai trò chính.

– Nhà văn châm biếm mới à ? Sao ? Ri-va-rét ấy ư ? Nhưng hình như Grat-xi-ni cũng muốn mọi người gặp vị danh nhân ấy ở nhà mình trước tiên. Chắc Ri-va-rét chưa ngờ tới Grat-xi-ni đối với ông ta như thế nào. Nhưng rồi cũng đoán ra vì ông ta cũng tinh lắm.

– Ông ấy đã đến đây rồi mà tôi không biết nhỉ !

– Mới đến hôm qua…Trà đây rồi. Không, chị đừng đứng dậy, tôi sẽ tự lấu bình trà đến.

Mac-ti-ni cảm thấy không đâu dễ chịu bằng trong phòng khách nhỏ này. Giê-ma đối với anh rất thân mật, chị hoàn toàn không biết rằng đối với anh, chị có một sức hấp dẫn rất lớn, chị lại giản dị và chân thành trong tình đồng chí – tất cả những điều đó chiếu sáng cuộc đời không lấy làm vui vẻ gì của Mac-ti-ni . Mỗi lần Mac-ti-ni thấy buồn tẻ khác thường thì anh lại đến đây ngồi sau giờ làm việc , thường thường là để im lặng nhìn Giê-ma căm cụi khâu vá hoặc chuyện trò. Giê-ma không hỏi gì Mac-ti-ni , mà cũng không biểu lộ một cảm tình nào qua lời nói cả. Tuy vậy, mỗi khi giã từ Giê-ma, Mac-ti-ni vẫn thấy mình hăng hái hơn, yên tâm hơn và cảm thấy, như lời anh nói, “còn có thể sống qua một hai tuần lễ nữa”. Giê-ma có tài an ủi hiếm có, mặc dù chị không biết rằng mình có tài ấy. Hai năm trước đây, khi các bạn thân của Mac-ti-ni bị phản bội ở Ca-la-bơ-ri và bị bắn chết như một bầy chó sói, thì lúc ấy chỉ có lòng tin vững mạnh không gì lay chuyển nổi của Giê-ma mới cứu được Mac-ti-ni thoát khỏi tuyệt vọng.

Những ngày chủ nhật, thỉnh thoảng Mac-ti-ni lại đến nhà Giê-ma vào buổi sáng để “bàn việc”, nghĩa là, để bàn công tác của Đảng Mat-di-ni mà cả hai đều là những Đảng viên đắc lực và trung thành. Trong những giờ phút ấy, Giê-ma biến đổi hẳn, chị trở nên sắc bén, trầm tĩnh, lập luận vững chắc, rất chính xác và công bằng. Những người chỉ biết Giê-ma qua công tác chính trị đều cho rằng chị là một nhà cách mạng bí mật dày dặn kinh nghiệm, có kỷ luật, đáng tin cậy, dũng cảm, là một đảng viên đáng quý về mọi phương diện, nhưng có phần nào ít hiểu biết về cuộc sống và thiếu cá tính rõ rệt. Ga-li nói : ” Chị ta là một nhà cách mạng bí mật bẩm sinh , đáng giá bằng hàng chục những người như chúng ta, nhưng ngoài những điều đó chị ta chẳng có gì khác cả “. Mac-ti-ni rất hiểu Giê-ma. Nhưng đối với nhiều người khác thì con người của chị vẫn còn rất khó hiểu.

Vừa mở tủ, Giê-ma vừa ngoái nhìn Mác-ti-ni và hỏi :

– Vậy nhà Xê-da ạ, có kẹo mạch nha và mứt hộp cho anh đây. Tại sao những người cách mạng đều thích của ngọt cả thế nhỉ

– Người khác cũng thích đấy chứ, nhưng vì thể diện nên họ không dám đấy thôi…Còn nhà châm biếm mới ư ? Đó là một kiểu người mà những người phụ nữ bình thường rất dễ ưa thích, nhưng chắc Giê-ma thì chẳng ưa đâu. Đó là một con người chuyên sống về nghề nói những câu châm chọc, bôn tẩu khắp nơi với một vẻ khổ đau và với một cô vũ nữ ba lê xinh đẹp đi theo sau.

– Có vũ nữ thật không, hay vì không bằng lòng nên anh lại muốn bắt chước những lời châm chọc đấy ?

– Lạy trời phù hộ ! Vũ nữ có thật lắm chứ, và cũng thật xinh đẹp nữa chứ ! Những người nào thích vẻ đẹp cay độc thì chắc ưa cô ta lắm. Nhưng sở thích của tôi thì lại khác. Theo lời Ri-cac-đô thì đâu cô ta là người tsi-gan Hungari thì phải. Ri-va-rét xin được cô ta ra khỏi gánh hát tỉnh nhỏ ở Ga-la-xi. Chàng Ruồi trâu của chúng ta thật là trơ tráo, đi đâu cũng giới thiệu người vũ nữ ấy như một bà cô vậy.

– Thì đã sao. Đưa được cô ấy ra khỏi cảnh sống tối tăm là một cử chỉ rất đẹp của ông ta.

– Nhưng với chuyện ấy, xã hội người ta quan niệm khác, chứ có như Giê-ma đâu. Chắc trên đời này ít ai cho rằng làm quen với cô ta là một vinh dự lớn khi biết rõ đó là tình nhân của ông ta.

– Tại sao họ biết cô ta là tìn nhân hay không tình nhân ? Có phải ông ta nói thế không ?

– Còn nghi ngờ gì nữa, thoáng trông cô ta cũng đủ rõ. Nhưng tôi cứ cho rằng Ri-va-ret không dám cả gan đưa cô ta đến nhà Grat-xi-ni đâu.

– Mà cũng chưa chắc họ đã tiếp cô ấy. Bà Grat-xi-ni không phải là người phụ nữ dễ chịu để cho những chuyện phá giới như thế trong nhà mình đâu. Nhưng tôi muốn biết Ri-va-ret về tài châm biếm hơn là đời tư của ông ta. Pha-bơ-ri-xi nói đã nhận được thư của Ri-va-ret và ông ta đã đồng ý tới đây gây phong trào chống phái Giê-duýt. Ngoài ra tôi không được biết gi hơn. Tuần qua công việc bề bộn quá….

– Tôi cũng chẳng biết gì hơn. Về vấn đề tiền nong thì không đến nỗi khó khăn như trước đây đã tưởng. Hình như ông ta không túng thiếu gì và sẵn sàng làm việc không lấy tiền.

– Thế có nghĩa là ông ta có tài sản riêng chứ gì ?

– Chắc thế. Kể ra thì cũng lạ thật. Chắc Giê-ma còn nhớ tối hôm đó khi họp ở nhà giáo sư Pha-bơ-ri-xi có người kể chuyện là khi đội thám hiểm Đuy-pơ-rê mời ông ta vào làm gì thì ông ta tang thương lắm. Nhưng giờ lại nghe nói ông ta có cổ phần ở vùng mỏ Bơ-rê-din, ngoài ra ông ta lại thành công rất lớn trong nghề đoản văn ở Pa-ri, Viên và Luân đôn. Hình như ông ta thông thạo tới năm sáu thứ tiếng. Cho nên, mặc dù ở đây, ông ta vẫn có thể tiếp tục liên lạc được với báo chí nước ngoài như thường. Chửi bới bọn Giê-duýt cũng chẳng mất hết thời giờ của ông ta.

– Đúng đấy…nhưng đến giờ đi rồi, Xê-da ạ. Tôi cài mấy bông hồng đã nhé. Anh chờ tôi một lát.

Giê-ma lên gác và phút chốc trở xuống, mấy bông hồng cài trước ngực, đầu quấn một chiếc khăn thêu đen dài kiểu Tây Ban Nha. Mác-ti-ni nhìn chị với con mắt hoạ sĩ và nói :- Giê-ma thật là một bà chúa, Giê-ma ạ, bà chúa Siba vĩ đại và sáng suốt .

Giê-ma cười , chối nguyây nguẩy :

– Sao lại nói năng tệ bạc thế, nhất là anh biết rằng tôi đã tốn bao nhiêu công phu mới làm được ra vẻ một bà lịch thiệp đấy chứ. Làm cách mạng bí mật mà giống như bà chúa Siba thì hoạt động sao được. Chỉ tổ cho mật thám chú ý mà thôi !

– Giê-ma làm thế nào cũng chẳng thể giống mấy mụ quen thói xã giao ăn không ngồi rồi được đâu. Nhưng không can chi. Giê-ma rất đẹp nên mật thám trông thấy cũng chẳng ngờ tới chính kiến của Giê-ma cho dù Giê-ma không biết bắt chước bà Grat-xi-ni đi đâu cũng lấy quạt che miệng cười khúc khích đi nữa.

– Thôi, Xê-da, anh đừng làm tội người đàn bà đáng thương ấy nữa. Để miệng lưỡi ấy mà nếm kẹo mạch nha cho dịu bớt độc ác đi…Xong chưa ? Nào, giờ ta đi thôi.

Mác-ti-ni đoán rất đúng. Buổi gặp mặt tối hôm ấy vừa đông lại vừa vô duyên. Mấy nhà văn tán hươu tán vượn một cách rất khách sáo, xem chừng rất ngán ngẩm. Còn đám người du lich và vương tước Nga đủ màu sắc thì hết mò hết phòng nọ sang phòng kia gặp ai cũng hỏi thăm các danh nhân để cố nói cho được những câu chuyện văn hoa.

Grat-xi-ni tiếp khách với một thứ lễ độ cũng trơn bóng như đôi giày của ông ta vậy. Nhưng khi trông thấy Giê-ma thì bộ mặt lạnh lùng của ông ta sáng hẳn lên. Thật ra Grat-xi-ni không ưa gì Giê-ma và trong thâm tâm còn có phần e sợ nàng nữa là khác. Nhưng ông ta hiểu rằng nếu không có người thiếu phụ ấy thì phòng khách của ông sẽ mất sức hấp dẫn đi nhiều lắm. Grat-xi-ni làm ăn phát tài, phất rất nhanh trong nghề nên bây giờ đâm ra giàu có và nổi danh. Ông định biến nhà riêng thành nơi trung tâm của giới trí thức tự do. Nhiều lần ông cay đắng thừa nhận rằng người vợ mà ông trót lấy thời trẻ chỉ là một người đàn bà thấp bé diêm dúa và vô vị, ăn nói vô duyên mà sắc đẹp đã phai tàn, không thể làm chủ một phòng khách văn học lớn như thế. Khi được tin Giê-ma đến ông rất yên tâm tin rằng buổi gặp mặt sẽ thành công rực rỡ. Những cử chỉ khoan thai và thanh tú của người thiếu phụ ấy đem đến cho mọi người cảm giác nhẹ nhàng thoải mái và chỉ riêng sự có mặt của nàng cũng xua tan được bầu không khí dung tục mà theo ông tưởng tượng vẫn lẩn quất trong căn nhà này.

Bà Grat-xi-ni đón tiếp Giê-ma rất thân tình :

– Trông bà hôm nay xinh quá !

Bà vừa bô bô nói thầm với Giê-ma như thế vừa nhìn bộ áo bằng vải casơmia của chị với con mắt xoi mói ghen tị.

Bà Grat-xi-ni ghét cay ghét đắng Giê-ma chính là ở những nét Mac-ti-ni lại yêu mến : từ tính điềm đạm, thẳng thắn cho đến tâm trí lành mạnh và cả nét mặt của chị nữa. Nhưng khi bà Grat-xi-ni căm ghét một phụ nữ thì thái độ của bà ta lại tỏ ra quá mức niềm nở. Giê-ma thừa hiểu giá trị những lời khen sởi lởi ấy và không vì thế mà bận tâm. Đối với chị, việc đi vào xã hội như thế là một nhiệm vụ nhọc nhằn, không lấy gì làm thích thú, mà người cách mạnng bí mật phải làm tròn một cách có ý thức để tránh sự chú ý của mật thám. Chị cho công tác đó mệt óc không kém gì công tác mật mã và biết rằng muốn khỏi bị tình nghi thì điều đó có giá trị thực tế là phải làm cho mình nổi tiếng như một người đàn bà khéo ăn mặc. Vì thế chị đã phải nghiên cứu các báo quảng cáo mốt ăn mặc tỉ mỉ không khác gì việc nghiên cứu cách đọc mật mã cả.

Nghe tin Giê-ma tới, mặt các danh sĩ đang tẻ ngán bỗng sáng sủa hẳn lên vì Giê-ma vốn rất nổi danh trong giới này. Các nhà báo cấp tiến xô cả lại phía chị. Nhưng Giê-ma là nhà hoạt động bí mật kinh nghiệm có thừa nên chị không chịu để cho mình bị họ độc chiếm. Phe cấp tiến thì ngày nào mà chẳng gặp được họ ! Vì thế chị nhẹ nhàng bảo họ nên đi làm nhiệm vụ trước mắt của họ, mỉm cười nhắc họ không nên uổng phí thời gian đi tuyên truyền giác ngộ cho chị mà nên đi nói chuyện với biết bao khách du lịch tới thăm. Còn chị thì tìm đến nói chuyện với một nghị sĩ nước Anh vì sự đồng tình của ông này là rất cần thiết cho đảng Cộng hoà. Biết ông ta chuyên về vấn đề tài chính , nên đầu tiên Giê-ma hỏi ý kiến ông ta về một vần đề chuyên môn có liên quan đến tiền tệ nước Áo, rồi sau đó khéo léo lái câu chuyện sang vấn đề ngân sách của vùng Lôm-bac-đi và vùng Vơ-ni-dơ. Nhà nghị sĩ nước Anh vốn chờ đợi một câu chuyện xã giao thông thường và tẻ ngắt nhìn Giê-ma một cách lo ngại, dáng chừng sợ mắc phải cạm bẫy của một nhà văn kiêu kỳ. Nhưng sau khi bắt chuyện với người thiếu phụ ấy, ông ta thấy hứng thú chẳng kém gì ngắm chị nên đành chịu hàng phục hoàn toàn và bàn bạc rất sâu về tình hình tài chính nước Ý, chẳng khác gì người đang tiếp chuyện ông chính là Met-te-nich vậy và khi – Tôi cũng chẳng biết gì hơn. Về vấn đề tiền nong thì không đến nỗi khó khăn như trước đây đã tưởng. Hình như ông ta không túng thiếu gì và sẵn sàng làm việc không lấy tiền.

– Thế có nghĩa là ông ta có tài sản riêng chứ gì ?

– Chắc thế. Kể ra thì cũng lạ thật. Chắc Giê-ma còn nhớ tối hôm đó khi họp ở nhà giáo sư Pha-bơ-ri-xi có người kể chuyện là khi đội thám hiểm Đuy-pơ-rê mời ông ta vào làm gì thì ông ta tang thương lắm. Nhưng giờ lại nghe nói ông ta có cổ phần ở vùng mỏ Bơ-rê-din, ngoài ra ông ta lại thành công rất lớn trong nghề đoản văn ở Pa-ri, Viên và Luân đôn. Hình như ông ta thông thạo tới năm sáu thứ tiếng. Cho nên, mặc dù ở đây, ông ta vẫn có thể tiếp tục liên lạc được với báo chí nước ngoài như thường. Chửi bới bọn Giê-duýt cũng chẳng mất hết thời giờ của ông ta.

– Đúng đấy…nhưng đến giờ đi rồi, Xê-da ạ. Tôi cài mấy bông hồng đã nhé. Anh chờ tôi một lát.

Giê-ma lên gác và phút chốc trở xuống, mấy bông hồng cài trước ngực, đầu quấn một chiếc khăn thêu đen dài kiểu Tây Ban Nha. Mác-ti-ni nhìn chị với con mắt hoạ sĩ và nói :- Giê-ma thật là một bà chúa, Giê-ma ạ, bà chúa Siba vĩ đại và sáng suốt .

Giê-ma cười , chối nguyây nguẩy :

– Sao lại nói năng tệ bạc thế, nhất là anh biết rằng tôi đã tốn bao nhiêu công phu mới làm được ra vẻ một bà lịch thiệp đấy chứ. Làm cách mạng bí mật mà giống như bà chúa Siba thì hoạt động sao được. Chỉ tổ cho mật thám chú ý mà thôi !

– Giê-ma làm thế nào cũng chẳng thể giống mấy mụ quen thói xã giao ăn không ngồi rồi được đâu. Nhưng không can chi. Giê-ma rất đẹp nên mật thám trông thấy cũng chẳng ngờ tới chính kiến của Giê-ma cho dù Giê-ma không biết bắt chước bà Grat-xi-ni đi đâu cũng lấy quạt che miệng cười khúc khích đi nữa.

– Thôi, Xê-da, anh đừng làm tội người đàn bà đáng thương ấy nữa. Để miệng lưỡi ấy mà nếm kẹo mạch nha cho dịu bớt độc ác đi…Xong chưa ? Nào, giờ ta đi thôi.

Mác-ti-ni đoán rất đúng. Buổi gặp mặt tối hôm ấy vừa đông lại vừa vô duyên. Mấy nhà văn tán hươu tán vượn một cách rất khách sáo, xem chừng rất ngán ngẩm. Còn đám người du lich và vương tước Nga đủ màu sắc thì hết mò hết phòng nọ sang phòng kia gặp ai cũng hỏi thăm các danh nhân để cố nói cho được những câu chuyện văn hoa.

Grat-xi-ni tiếp khách với một thứ lễ độ cũng trơn bóng như đôi giày của ông ta vậy. Nhưng khi trông thấy Giê-ma thì bộ mặt lạnh lùng của ông ta sáng hẳn lên. Thật ra Grat-xi-ni không ưa gì Giê-ma và trong thâm tâm còn có phần e sợ nàng nữa là khác. Nhưng ông ta hiểu rằng nếu không có người thiếu phụ ấy thì phòng khách của ông sẽ mất sức hấp dẫn đi nhiều lắm. Grat-xi-ni làm ăn phát tài, phất rất nhanh trong nghề nên bây giờ đâm ra giàu có và nổi danh. Ông định biến nhà riêng thành nơi trung tâm của giới trí thức tự do. Nhiều lần ông cay đắng thừa nhận rằng người vợ mà ông trót lấy thời trẻ chỉ là một người đàn bà thấp bé diêm dúa và vô vị, ăn nói vô duyên mà sắc đẹp đã phai tàn, không thể làm chủ một phòng khách văn học lớn như thế. Khi được tin Giê-ma đến ông rất yên tâm tin rằng buổi gặp mặt sẽ thành công rực rỡ. Những cử chỉ khoan thai và thanh tú của người thiếu phụ ấy đem đến cho mọi người cảm giác nhẹ nhàng thoải mái và chỉ riêng sự có mặt của nàng cũng xua tan được bầu không khí dung tục mà theo ông tưởng tượng vẫn lẩn quất trong căn nhà này.

Bà Grat-xi-ni đón tiếp Giê-ma rất thân tình :

– Trông bà hôm nay xinh quá !

Bà vừa bô bô nói thầm với Giê-ma như thế vừa nhìn bộ áo bằng vải casơmia của chị với con mắt xoi mói ghen tị.

Bà Grat-xi-ni ghét cay ghét đắng Giê-ma chính là ở những nét Mac-ti-ni lại yêu mến : từ tính điềm đạm, thẳng thắn cho đến tâm trí lành mạnh và cả nét mặt của chị nữa. Nhưng khi bà Grat-xi-ni căm ghét một phụ nữ thì thái độ của bà ta lại tỏ ra quá mức niềm nở. Giê-ma thừa hiểu giá trị những lời khen sởi lởi ấy và không vì thế mà bận tâm. Đối với chị, việc đi vào xã hội như thế là một nhiệm vụ nhọc nhằn, không lấy gì làm thích thú, mà người cách mạnng bí mật phải làm tròn một cách có ý thức để tránh sự chú ý của mật thám. Chị cho công tác đó mệt óc không kém gì công tác mật mã và biết rằng muốn khỏi bị tình nghi thì điều đó có giá trị thực tế là phải làm cho mình nổi tiếng như một người đàn bà khéo ăn mặc. Vì thế chị đã phải nghiên cứu các báo quảng cáo mốt ăn mặc tỉ mỉ không khác gì việc nghiên cứu cách đọc mật mã cả.

Nghe tin Giê-ma tới, mặt các danh sĩ đang tẻ ngán bỗng sáng sủa hẳn lên vì Giê-ma vốn rất nổi danh trong giới này. Các nhà báo cấp tiến xô cả lại phía chị. Nhưng Giê-ma là nhà hoạt động bí mật kinh nghiệm có thừa nên chị không chịu để cho mình bị họ độc chiếm. Phe cấp tiến thì ngày nào mà chẳng gặp được họ ! Vì thế chị nhẹ nhàng bảo họ nên đi làm nhiệm vụ trước mắt của họ, mỉm cười nhắc họ không nên uổng phí thời gian đi tuyên truyền giác ngộ cho chị mà nên đi nói chuyện với biết bao khách du lịch tới thăm. Còn chị thì tìm đến nói chuyện với một nghị sĩ nước Anh vì sự đồng tình của ông này là rất cần thiết cho đảng Cộng hoà. Biết ông ta chuyên về vấn đề tài chính , nên đầu tiên Giê-ma hỏi ý kiến ông ta về một vần đề chuyên môn có liên quan đến tiền tệ nước Áo, rồi sau đó khéo léo lái câu chuyện sang vấn đề ngân sách của vùng Lôm-bac-đi và vùng Vơ-ni-dơ.

Nhà nghị sĩ người Anh vốn chờ đợi một câu chuyện xã giao thông thường và tẻ ngắt , nhìn Giê-ma một cách lo ngại, dáng chừng sợ mắc phải cạm bẫy của một nhà văn kiêu kỳ. Nhưng sau khi bắt chuyện với người thiếu phụ ấy, ông ta thấy hứng thú chẳng kém gì ngắm chị nên đành chịu hàng phục hoàn toàn và bàn bạc rất sâu về tình hình tài chính của nước Ý, chẳng khác gì người đang tiếp chuyện với ông là Mét-to-nich vậy

(Met-tô-nich (1773-1859 : tể tướng ” sắt và máu” nước Áo, người đại diện tiêu biểu nhất của liên minh phong kiến phản động châu Âu, người Ý rất căm thù vì hắn đã ra lệnh thi hành một chính sách khủng bố và đàn áp dã man những năm 1815-1848) Và khi Grat-xi-ni dẫn tới chỗ Giê-ma một người Pháp muốn tìm hiểu thành lập Đảng nước Ý trẻ thì viên nghị sĩ Anh đứng dậy, với một cảm giác hầu như tin tưởng rằng người Ý có đủ lý do để bất mãn hơn là ông tưởng trước đây.

Khi buổi gặp mặt sắp kết thúc, Giê-ma nhẹ nhàng rời phòng khách lẩn ra sân ngoài. Chị muốn ngồi một mình trong giây lát dưới rặng trà hoa và trúc đào cao lớn.. Không khí ngột ngạt và dòng người tấp nập làm cho chị nhức đầu, choáng váng.

Ở cuối sân ngoài là một dãy thùng gỗ trồng cây dừa và cây lưỡi mèo cao. Chung quanh dãy thùng lại là môjt hàng hoa bách hợp và những cây hoa khác. Tất cả những cái đó kết thành một tấm bình phong dày đặc. Sau tấm bình phong ấy là một khoảng trống nhìn ra khung cảnh tuyệt vời của vùng thung lũng phủ đầy hoa cuối mùa rủ xuống lối đi hẹp giữa hai rặng cây.

Giê-ma len lỏi vào trong góc ấy để cho chẳng ai tìm được mình nữa. Chị muốn nghỉ ngơi yên tĩnh một mình để đỡ nhức đầu. Đêm ấy rất ấm áp, tĩnh mịch và dịu đẹp nhưng Giê-ma vừa ở trong phòng tiếp khách ra nên chị cảm thấy trời có vẻ lạnh. Chị lấy khăn mang theo quấn lên đầu.

Chị đang thiu thiu chợp mắt thì bỗng tiếng người nói và tiếng chân lại gần làm chị bừng tỉnh. Chị lui nữa vào bóng tối để khỏi bị người ta trông thấy và để giành thêm mấy phút yên tĩnh quý giá trước khi trở vào phòng khách với những câu chuyện làm căng thẳng cân não đã mệt mỏi. Nhưng khốn thay, những bước chân đã dừng lại ngay cạnh tấm bình phong cây lá. Tiếng nói nhỏ nhẻ thanh thanh đang tuôn ra như suối của bà Grat-xi-ni chợt im bặt. Tiếp đó là một tiếng người đàn ông nghe êm ái và du dương; nhưng người đó có thói nói kéo dài nên đôi chút khó nghe. Tại sao lại nói kéo dài thế ? Phải chăng đó là vì kiểu cách hoặc là vì phải cố gắng thường xuyên để che giấu một tật gì trong giọng nói ? Nhưng dù sao người nghe vẫn có một cảm giác rất khó chịu

Tiếng nói đó hỏi :

– Người Anh à ? Nhưng tên bà ấy lại là tên Ý. Bà nói tên là Bô-la phải không ?

– Phải. Bà ta là vợ goá của ông Giôvani Bôla đã bất hạnh từ trần đấy mà. Ông còn nhớ không, ông ta chết ở Anh cách đây khoảng bốn năm. Phải rồi, thế mà tôi cứ quên : ông sống nay đây mai đó thì làm sao nhớ hết được tên những liệt sĩ mà Tổ quốc bất hạnh của chúng tôi. Hàng bao nhiêu người ấy chứ.

Bà Grat-ci-ni thở dài. Hễ cứ nói chuyện với người nước ngoài là bà ấy giở cái giọng ấy ra. Bà đóng vai một người yêu nước đau buồn vì cảnh ngộ nước Ý. Bà khéo phối hợp vai trò ấy trong những điệu bộ nữ sinh và với vẻ mặt buồn sịu theo lối trẻ con của mình.

Tiếng người đàn ông nhắc lại :

– Chết ở Anh… Vậy ra ông ta là người lưu vong à ? Tôi có nghe nói tên ấy. Có phải Bôla đã gia nhập đảng nước Ý trẻ ngay từ năm mới thành lập không ?

– Phải, Bôla và một trong những người thanh niên bất hạnh khác bị bắt năm 1833. Ông chắc còn nhớ vụ án bi thảm ấy chứ ? Mấy tháng sau đó Bôla được thả, nhưng rồi qua hai ba năm lại có lệnh bắt nên ông ta phải bỏ trốn sang Anh. Sau đó có tin đồn là ông ta kết hôn bên đó. Thật là một câu chuyện lãng mạn hết sức, nhưng được cái là ông Bôla tội nghiệp của chúng ta lại cũng là một người thích lãng mạn.

– Bà nói là rồi sau đó ông ấy chết ở Anh ư ?

– Phải, chết vì lao. Ông ta chịu không nổi khí hậu nghiệt ngã ở Anh . Khi ông ta sắp tắt thở thì bà ta lại mất đứa con một . Thằng bé chết vì bệnh đậu. Câu chuyện kể cũng thật đáng buồn ông nhỉ. Nhưng chúng tôi ai nấy đều quý Giê-ma lắm. Tội nghiệp cho bà ấy ! Bà ta phải cái hơi cứng rắn như mọi người dân nước Anh vậy. Mà lại phải chịu bao điều bất hạnh ! Thành thử cứ rầu rĩ và…

Giê-ma đứng dậy, rẽ cành thạch lựu. Không thể ngôi yên nghe người ta nói chuyện phiếm mà thóc mách tới những nỗi đau khổ trong đời tư của mình, chị bước ra chỗ sáng, mặt không giấu nổi vẻ bực tức.

Bà Grát-xi-ni kêu lên một tiếng giọng thản nhiên như không có việc gì xảy ra :

– Ô kìa, bà ấy đây rồi ! Bà Giê-ma thân yêu ơi, thế mà tôi cứ lấy làm lạ chẳng biết bà biến đâu mất. Ông Phi-lê-trê Riva-ret muốn được làm quen với bà đấy.

Giê-ma nhìn Rivảet với con mắt hiếu kỳ và nghĩ bụng : ” À, Ruồi trâu đây rồi “

Ri-va-ret lễ phép nghiêng mình, nhưng chăm chú nhìn Giê-ma với đôi mắt mà Giê-ma cảm thấy sắc sảo, ngạo mạn và như dò hỏi điều gì. Ri-va-ret liếc nhìn tấm bình phong cảnh lá xanh rờn, nói :

– Vâng, chỗ tốt lắm. Tôi ra đây để hít thở không khí trong lành.

– Đêm đẹp thế này mà ngồi trong phòng thì thật phụ lòng nhân từ của chúa ban cho ! – Bà chủ nhà vừa nói vừa ngước mắt nhìn lên những ngôi sao. (Bà ta có đôi hàng lông mi đẹp nên thường thích khoe) – Kìa, ông thử nhìn xem, nước Ý thân yêu của tôi chẳng phải là một thiên đường hay sao ? Ước gì nước tôi được tự do ! Đất nước có những đoá hoa với những bầu trời đẹp nhường này mà lại là một đất nước nô lệ !

Ruồi trâu kéo dài giọng một cách uể oải, khẽ nói :

– Và lại có những người phụ nữ yêu nước nhường này nữa !

Giêma giật mình nhìn Ri-va-ret : ăn nói sỗ sàng như vậy ai mà chẳng nhận thấy ! Nhưng quả là chị còn đánh giá quá thấp tính ưa phỉnh nịnh của bà Grat-xi-ni. Người đàn bà đáng thương ấy hạ làn mi xuống thở dài :

– Chao ôi, phụ nữ chúng tôi thật làm được ít việc quá ông ạ ! Nhưng biết đâu một ngày kia tôi lại chẳng có thể làm cho mọi người thấy rằng tôi có quyền làm một người phụ nữ Ý…Tuy thế bây giờ tôi hãy trở lại nhiệm vụ của tôi đã . Ông đại sứ Pháp mới nhờ tôi giới thiệu con gái nuôi của ông ta với các bậc danh tiếng ở đây. Ông và bà cũng nên gặp cô ta một chút. Thật là một cô gái yêu kiều…Bà Giêma thân yêu ạ, tôi dẫn ông Ri-va-ret đến đây để ông ta ngắm phong cảnh mĩ lệ nơi này. Tôi giao ông ấy cho bà nhé. Tôi chắc bà sẽ hết sức giúp đỡ ông ta, giới thiệu ông ta với mọi người…Kìa vị vương tước đáng mến người Nga đã tới kia rồi ! Ông và bà đã gặp ông ta chưa ? Nghe nói ông ta là sủng thần của Sa hoàng Ni-cô-lai đấy. Ông ta chỉ huy đồn binh ở một thành phố Balan, tên là gì khó gọi chết đi được ấy. Quelle nuit magnifique ! N est ce pas, mon prince ? (Đêm tuyệt quá, fải không ông hoàng của tôi ?)

Bà ta nhún nhẩy tiến lại nói chuyện liến thoắng với một người đàn ông cổ to như cổ bò, cằm bạnh đầy mề đay trên bộ quân phục. Rồi những lời than vãn rằng tổ quốc bất hạnh chốc chốc lại chen lấn trong những tiếng khen ” charmant” (đáng yêu) và “mon prince” tắt dần ở đằng xa.

Giêma lặng lẽ đứng dưới cây thạch lựu. Chị cảm thấy khó chịu vì sự sỗ sàng của Ruồi trâu và thấy thương hại người đàn bà ngu ngốc đáng thương ấy. Ruồi trâu nhìn theo bà Grat-xi-ni và vị vương tước người Nga với một con mắt làm Giêma rất bực bội; người ta đáng thương như thế mà nhìn với con mắt nhạo báng như vậy thì bụng dạ thật hẹp hòi .

Ruồi trâu quay lại phía chị, mỉm cười nói :

– Đấy bà xem, đó là lòng yêu nước của người Ý và người Nga đấy. Khoác tay nhau đi hể hả lắm ! Giữa hai lòng yêu nước ấy bà ưa lối nào hơn ?

Giêma hơi cau mày, nín lặng .

Ri-va-ret nói tiếp :

– Tất nhiên, tuỳ sở thích từng người . Nhưng theo tôi thì tôi thích cái lối yêu nước của người Nga hơn, vì nó thực sự làm đến nơi đến chốn ! Nếu nước Nga không dựa vào thuốc súng và đại bác mà dựa vào hoa và bầu trời thì “ông hoàng của tôi” ngồi yên trong pháo đài Balan được mấy nả !

Giêma lạnh nhạt nói :

– Ông có thể phát biểu quan điểm của mình nhưng tại sao lại nhân đó mà chế nhạo bà chủ nhà như thế !

– Ồ phải ! Ở Ý người ta rất mến khách, thế mà tôi không nhớ ! Người Ý thật là một dân tộc mến khách tuyệt trần ! Tôi chắc người Áo cũng nhận thấy thế…Mời bà ngồi nhé !

Ruồi trâu khập khễnh bước qua sân, mang ghế lại cho Giê-ma ngồi, rồi đứng trước mặt chị, tì khủyu tay vào lan can. Ánh sáng từ cửa sổ chiếu ra rọi thẳng vào mặt anh. Bây giờ Giêma mới ngắm nhìn Ruồi trâu được cẩn thận.

Giêma rất thất vọng. Chị tưởng rằng diện mạo của người ấy, nếu không dễ ưa thì cũng phải có gì đáng ghi nhớ và gân guốc. Nhưng trái lại điểm nổi bật nhất trong con người ấy lại là khuynh hướng diện sang và một sự ngạo mạn che giấu nhưng rõ nét trong tháo độ và cử chỉ. Da ông ta ngăm ngăm và như da người Muy-lat (người lai do bố da trắng và mẹ da đen sinh ra). Và mặc dù khập khễnh nhưng ông ta vẫn nhanh nhẹn như một con mèo.

Tòan bộ dáng điệu của ông làm cho người ta rất dễ liên tưởng đến một con báo đen vùng châu Phi. Trán và má bên trái sâu hoắm một vết sẹo dài hình móc câu của nhát gươm chém làm cho bộ mặt méo mó đi một cách đáng sợ. Giêma nhận thấy, cứ mỗi khi ông ta nói lắp bắp thì đường gân lạo giần giật khắp nửa mặt bên trái . Nếu không có những khiếm khuyết ấy thì có lẽ ông ta cũng là một con người đẹp đẽ đấy, nhưng bây giờ thì diện mạo của ông ta chẳng có gì là hấp dẫn cả.

Ruồi trâu lại cất tiếng, giọng êm ái, nhỏ nhẹ và mơ hồ (Giêma càng thấy bực bội, nghĩ thầm : ” Thật giống như một con báo biết nói và đang nói giữa lúc nó hiền lành nhất”.)

– Tôi có nghe bà nói rất quan tâm đến báo chí cấp tiến và cũng có bài viết cho các báo ấy nữa.

– Thỉnh thoảng tôi có viết. Phải cái tôi ít thì giờ rỗi lắm.

– À, vâng ! Điều đó tôi có biết : bà Grat-xi-ni nói rằng bà bận nhiều việc quan trọng khác.

Giêma ngước mắt nhìn. Chắc cái bà Grat-xi-ni ngờ nghệch ấy lại dại dột ba hoa với con người không đáng tin cậy này rồi, một người mà hiện nay chị thấy bắt đầu thực sự không ưa.

Chị trả lời bằng một giọng khô khan :

– Vâng, bận thì quả có bận. Nhưng bà Grat-xi-ni đã quá quan trọng hóa công việc tôi làm. Thực ra những việc ấy phần lớn là những việc rất nhỏ mọn.

– Thưa bà, nếu tất cả chúng ta chỉ biết có than khóc nước Ý thì thế giới này sẽ thật nguy hiểm. Tôi thiết tưởng tiếp xúc nhiều với cái xã hội của ông bà chủ nhà này dễ làm cho người ta trở thành phù phiếm, dù chỉ là phù phiếm để tự vệ. Phải, phải. Tôi biết ý của bà lắm. Đúng, đúng ! Nhưng lối yêu nước của họ làm cho tôi không nhịn cười được !…Bà muốn trở về phòng ư ? Về làm gì ?Ở đây dễ chịu thế kia mà ?

– Không, tôi phải về. À, chiếc khăn quàng của tôi..Cảm ơn ông.

Rivaret nhặt chiếc khăn, đứng thẳng dậy, nhìn Giêma với cặp mắt vô tội và xanh biếc như những đóa hoa lưu ly bên bờ suối.

Anh nói với giọng hối lỗi :

– Tôi biết bà giận tôi vì tôi đã cười những con rối sặc sỡ đó. Nhưng làm thế nào mà không cười cho được ?

– Ông đã hỏi thì tôi xin thưa : Theo ý tôi, chế nhạo sự tàn tật về tinh thần của người khác là thiếu độ lượng, thậm chí là hèn nhát, cũng như chế nhạo một người què quặt hoặc…Rivaret đột nhiên nín thở , vẻ đau đớn hiện lên nét mặt. Anh lùi bước, đưa mắt nhìn cái chân khập khễnh và cánh tay tàn tật của mình. Nhưng anh trấn tĩnh ngay được và cười vang :

– Thưa bà, so sánh như thế thì không được sát lắm: những người què quặt chúng tôi chẳng hề khoe khoang sự tàn tật của mình như bà chủ nhà vẫn hay khoe khoang sự ngu ngốc cuả bà ấy ! Vả lại, chúng tôi cũng công nhận rằng bị méo mó về vật chất cũng khổ sở chẳng kém gì bị méo mó về tinh thần…Đây có bậc thang, bà hãy vịn vào tay tôi.

Giêma lặng lẽ bước cạnh Rivaret, sự nhạy cảm đột nhiên của anh đã làm Giêma lúng túng, ngượng ngiụ. Rivaret vừa mở rộng cánh cửa vào phòng khách lớn, Giêma liền hiểu ngay rằng một sự gì không bình thường đã xảy ra khi chị không có mặt ở đây. Các ông thì lộ vẻ vừa bực tức vừa bối rối, còn các bà thì xúm lại bên cửa ra vào, mặt đỏ gay, tuy cố làm ra vẻ bình thản. Ông chủ chốc chốc lại sửa lại cặp kính cố giấu vẻ giận dữ, còn nhóm người du lịch lại tò mò nhìn về phía cuối phòng. Rõ ràng là ở đó đã có việc gì xảy ra làm các nhà du lịch cảm thấy buồn cười, còn những người khác thì cảm thấy bị lăng nhục. Chỉ có mỗi bà Grat-xi-ni là hình như không hay biết gì cả. Vừa phe phẩy chiếc quạt , bà vừa tán gẫu với một viên bí thư sứ quán Hà Lan. Ông này vừa nghe vừa tóet miệng cười.

Giêma dừng bước giây lát ở ngưỡng cửa. Chị liếc nhìn xem Ruồi trâu có nhận thấy sự xôn xao trong phòng không. Thấy ông ta đảo mắt nhìn từ phía bà chủ nhà sang chiếc đi văng ở cuối phòng với một vẻ đắc thắng ác độc, Giêma đoán biết ngay : ông ta đã đưa tình nhân của mình đến với danh nghĩa giả dối và chỉ đánh lừa được bà Grat-xi-ni mà thôi.

Cô gái tsi-gan ngồi ngả lưng vào chiếc đi văng. Chung quanh chị ta là một đám thanh niên và sĩ quan kị binh. Họ tiếp chuyện chị ta nhưng vẫn không giấu những nụ cười nhạo báng. Bộ cánh đắt tiền màu vàng đỏ sặc sỡ theo kiểu phương Đông và những đồ trang sức đeo đầy người nổi bật lên trong cảnh xalông văn học này của Phơ-lô răng – xơ, chị ta giống như một con chim vùng nhiệt đới lạc vào giữa đàn chim sẻ vậy. Chắc chị ta cũng cảm thấy mình không hợp với cảnh này nên luôn luôn cau mày một cách khinh bỉ và dữ dội nhìn vào các bà đang khó chịu vì sự có mặt của chị. Thấy Ruồi trâu đang cùng với Giêma bước vào phòng, chị đứng bật dậy, chạy tới và tuôn ra một tràng tiếng Pháp văn phạm sai bét :

– Rivaret, tôi tìm ông khắp nơi khắp chốn. Bá tước Xan tư cốp hỏi tối mai ông có đến đằng biệt thự không ? Hình như có khiêu vũ đấy.

– Rất tiếc rằng tôi không đi được. Hơn nữa, dù có đi được thì tôi lại không thể nhảy được…Bà Bôla, cho phép tôi giới thiệu với bà đây là Di-ta Rê-ni.

Cô gái tsigan ném một cái nhìn hầu như muốn khiêu khích Giêma và lạnh nhạt nghiêng mình. Mac-ti-ni nói rất đúng : cô ta đẹp thật, nhưng trong vẻ đẹp đó có một cái gì đấy sống sượng , thô lỗ và muông thú. Cô ta có những cử chỉ rất nhịp nhàng tự nhiên, trông rất vui mắt, nhưng trán thì thấp hẹp, mũi thì nhỏ một cách vô duyên và trông có vẻ dữ tợn. Sự ngượng ngiụ vừa qua của Giêma khi nói chuyện với ruồi trâu nay lại càng tăng khi chị đứng trước mặt cô gái tsi gan này; vì thế khi ông chủ nhà đến mời chị sang phòng bên kia nói chuyện với các nhà du lịch thì cảm thấy nhẹ nhõm lạ thường.

Đến tận khuya, Giê-ma và Mac-ti-ni trở về Phơ-lô-răng-xơ, Mác-ti-ni hỏi :

– Sao chị thấy Ruồi trâu thế nào ? Anh chàng trâng tráo quá ! Ai ngờ anh ta lại đánh lừa bà Grat-xi-ni đáng thương như thế bao giờ !

– Anh nói về cô vũ nữ ba lê ấy ư ?

– Còn gì nữa ! ! Vậy mà anh ta lại còn khoe rằng cô ấy sẽ là ngôi sao của mùa biểu diễn này đấy ! Còn bà Grat-xi-ni thì thật hết lòng đối với các bậc tài danh.

– Làm như vậy thật chẳng đẹp mà cũng chẳng tốt tí nào cả. Ông ta đã đưa chủ nhân vào thế bị hớ, và hơn nữa, lại làm tội cả người con gái ấy. Tôi chắc cô ta cũng chẳng thoải mái gì.

– Hình như chị nói chuyện với ông ta thì phải. Cảm tưởng chị thế nào ?

– Xê-da ạ, không có cảm tưởng gì khác ngoài nỗi vui mừng khi thoát khỏi nói chuyện với ông ta ! Lần đầu tiên trong đời tôi gặp một người làm cho mình mệt óc một cách đáng sợ như thế. Mới nói chuyện chừng mươi phút mà đã nhức cả đầu. Ông ta thực giống quỷ sứ không biết yên tĩnh là gì.

– Tôi chắc chị cũng không ưa ông ta được. Người đâu mà giảo hoạt, trơn như lươn vậy. Tôi không tin được con người ấy.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.